CÁCH BÀI TRÍ TRÊN BÀN THỜ GIA TIÊN

CÁCH BÀI TRÍ TRÊN BÀN THỜ GIA TIÊN

Mien Cao
08/03/2023
0

Thờ cúng Tổ tiên là truyền thống tốt đẹp được lưu giữ hàng ngàn đời nay, là một trong những thành tố tạo nên bản sắc văn hóa của người Việt. Theo phong thủy thì bàn thờ là nơi linh khí quy tụ vô cùng linh thiêng, là chỗ để người trên dương thế liên hệ với người đã khuất. Từ đó có thể thấy, khí trường của ban thờ ảnh hưởng rất lớn đến người trong nhà. Ban thờ sắp đặt đúng cách không chỉ khiến người đã khuất an định ở lại phù hộ gia đình mà giúp mọi thành viên trong gia đình nhận được phúc lộc, sự che chở, phù hộ của thần linh và tổ tiên. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ cách bài trí bàn thờ gia tiên sao cho đúng và trang trọng nhất.

Bàn thờ gia tiên như một vũ trụ thu nhỏ trong mỗi gia đình, thể hiện nhân sinh quan, phản ánh rõ nét sự kính trọng của gia chủ đối với đất trời cai quản nên cần có đủ Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

Kim : Tương ứng với bộ đồ tam sự hay ngũ sự bằng đồng

Mộc : Tương ứng với hoa tươi, trái cây hay ngai khám thờ, bài vị…

Thủy : Tương ứng với nước hay rượu được đựng trong chén thờ.

Hỏa: Tương ứng với đèn dầu, nến thờ và nén nhang khi thắp lên.

Thổ : vì là hành trung tâm cai quản bốn phương, hành thổ nên được ưu tiên hơn trên bàn thờ gia tiên. Cát trong bát hương và hương cháy thành tro là đại diện cho hành này. Tuy nhiên, bạn nên bổ sung thêm hành này để cân bằng lại so với hành kim, bằng cách dùng thêm đồ thờ sứ như: bát hương, chân đèn, chén thờ, mâm bồng.

Tùy từng điều kiện và thời kỳ khác nhau mà sử dụng những đồ thờ cúng khác nhau. Tuy nhiên, một bàn thờ đảm bảo sự hài hòa của cả 5 yếu tố ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ như trên sẽ có tác dụng phong thủy hữu hiệu trong việc kích hoạt tài lộc phát triển.

Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ cách bài trí những vật phẩm không thể thiếu trên ban thờ gia tiên.

  • 1.Bát hương
  • 2.Kỷ chén, mâm bồng.
  • 3.Lọ hoa.
  • 4.Di ảnh.
  • 5.Ngai khám, bài vị thờ.
  • 6.Đèn thờ.
  • 7.Bộ đỉnh hương.

Quan trọng nhất, không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên chính là bát hương. Đây được xem là nơi thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ của con cháu đến với ông bà tổ tiên, và cũng là nơi để ông bà, tổ tiên về ngự, lắng nghe lời cầu nguyện của con cháu. Vị trí đặt bát hương phải có điểm tựa, thông thường là ở vị trí chính giữa bàn thờ (hơi lùi về phía sau để phía trước đặt các đồ cúng khác).

Tùy từng loại bàn thờ cũng như không gian thờ cúng của mỗi gia đình mà số lượng bát hương trên bàn thờ sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, số lượng bát hương thường được khuyên đặt trên bàn thờ nên ứng với các con số lẻ như 1- 3 - 5 – 7, phổ biến nhất vẫn là 3 bát hương. Khi ta nhìn từ phía trước ở vị trí cúng lễ bát hương bà cô Tổ nằm ở bên trái, thần linh ở chính giữa và gia tiên ở bên phải. Trên ban thờ bát hương thần linh ở giữa sẽ đặt cao hơn 2 bát hương còn lại. Một lưu ý nữa là khi đã đặt bát hương lên bàn thờ rồi thì không nên xê dịch vị trí.

Kỷ thờ được đặt ngoài cùng của bàn thờ, trước bát hương. Người ta sử dụng kỷ chén thờ để đựng nước sạch hoặc rượu thờ hàng ngày trên bàn thờ. Mỗi lần thắp hương, cần thay nước thờ cho thanh tịnh.

Mâm bồng nếu có 1 cái thì được đặt bên trái bàn thờ (nhìn từ ngoài vào). Mâm quả sử dụng quả tươi mới, chín mọng như chuối, bưởi, lê, quýt, táo…Không nên cúng dường loại quả mọc sát đất, gai sắc nhọn như sầu riêng, mùi chua nồng, đắng hay hình thù không tròn đầy.

Trên bàn thờ chỉ nên để 1 lọ cắm hoa, đặt ở bên tay trái (hướng Đông) theo quan niệm “Đông bình Tây quả”. Ngày nay, không ít gia chủ để 2 lọ hoa đối xứng nhau trên bàn thờ gia tiên, điều đó không đúng.

Có thể mua hai lọ lộc bình sứ cỡ lớn để trưng hai bên ban thờ hoặc chơi ở trong nhà chứ không nên đặt cùng lúc lên bàn thờ.

Di ảnh là ảnh đặt trên bàn thờ gia tiên, chụp lại chân dung của người đã mất. Cách đặt di ảnh trên bàn thờ cần phải tuân theo quy luật Nam tả – Nữ hữu. Có nghĩa là nếu nhìn từ bên ngoài vào bàn thờ thì ảnh nam bên phải, ảnh nữ bên trái. Đồng thời, còn phải sắp xếp ảnh theo nguyên tắc thứ bậc, ảnh của thế hệ trước được đặt ở bậc trên và phía sau những thế hệ sau này.

Ngai khám thờ đặc biệt quan trọng với những gia đình có truyền thống gia phả lâu đời. Ngai khám thờ được làm bằng gỗ trạm trổ hoa văn cầu kỳ. Ngai thờ hay khám thờ đều có công dụng đựng bài vị trên bàn thờ gia tiên. Chúng được đặt ở trên cùng, chính giữa bàn thờ, dựa sát vào tường. Vị trí này thể hiện sự tôn nghiêm, hiếu kính của con cháu với bậc tổ tiên.

Bài vị thờ gia tiên dùng để để tên người đã khuất, tương tự như di ảnh vậy. Bài vị thường là một tấm thẻ làm bằng gỗ hoặc bằng giấy, ở giữa ghi họ tên, chức tước, hai bên ghi ngày tháng năm sinh, năm tử của người được thờ.

Đèn thái cực thường được đặt ở chính giữa bàn thờ, phía dưới chân khám thờ. Đèn thái cực này luôn phải sáng trong không gian thờ, bạn nên sử dụng đèn hoạt động bằng điện thay cho đèn dầu. Theo quan niệm dân gian, Thái cực sinh Lưỡng nghi cho nên đèn lưỡng nghi (cặp chân nến) cần phải có nếu bạn dùng đèn thái cực. Đèn lưỡng nghi đặt ở hai bên góc ngoài bàn thờ tượng trưng cho ánh sáng của mặt trời và mặt trăng.

Với những bàn thờ có diện tích rộng thường được đặt thêm đỉnh hương (bộ đỉnh hạc). Bộ đỉnh hương có 3 phần đặt hết phía sau bát hương, trước đèn thái cực, trong đó lư đồng ở trung tâm, 2 nến đồng hoặc 2 con hạc được đặt hai bên. Bộ đỉnh hương dùng để đốt trầm trong các dịp lễ giúp không gian thờ cúng thêm trang trọng hơn.

Trên đây, chúng tôi đã đưa ra những điều cơ bản nhất trong cách bài trí các vật phẩm trong bài thờ. Hy vọng, những thông tin trên sẽ phần nào giúp ích cho gia chủ bày được một không gian thờ đúng và trọn vẹn.

Mọi thắc mắc về sản phẩm đồ thờ, xin quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp SDT 0913870861.

Xưởng sản xuất: ĐỒ THỜ HẢI MẠNH - Xóm 1 – Xã Hoành Sơn – Huyện Giao Thủy – Tỉnh Nam Định.

Hà Nội: Biệt thự Lk1 - KĐT Đại Thanh - Thanh Trì

Quảng Trị: 243 Lê Duẩn - TT Ái Tử - Triệu Phong

 

 

Pinterest

Bình luận

Không tìm thấy bài viết