CÁC MẪU BÀN THỜ CHÂN QUỲ PHỔ BIẾN.

CÁC MẪU BÀN THỜ CHÂN QUỲ PHỔ BIẾN.

Mien Cao
15/03/2023
0

Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có từ rất lâu đời. Đó là một phong tục đẹp, giàu bản sắc, có tính chất giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Bàn thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình. Bàn thờ chân quỳ hiện nay đang là dòng bàn thờ được nhiều người ưa chuộng. Mẫu bàn thờ chân quỳ nổi bật với bốn góc chân vểnh ra ngoài mang đến cảm giác như quỳ. Nhưng thực chất rằng thiết kế như vậy giúp cho bàn thờ đảm bảo độ bền chắc trong quá trình sử dụng. Mặt khác, mẫu bàn thờ loại này còn tạo nên cảm giác uy nghi, sang trọng và đẳng cấp cho không gian thờ của gia đình hơn hẳn so với dòng bàn thờ bình thường. Bàn thờ này rất phù hợp với những phòng thờ rộng rãi. Tuy nhiên, về dòng sản phẩm này không phải ai cũng biết đến, nhiều người vẫn có những băn khoăn về kiểu dáng và mẫu mã. Trong bài viết, Đồ thờ Hải Mạnh xin phân loại các mẫu bàn thờ chân qùy theo hoa văn chạm khắc. Khi quan sát các đường nét trên bàn thờ, bạn sẽ thấy được hình ảnh chân thực, cảm nhận được sự uyển chuyển, chuyên nghiệp. Có một số mẫu chạm khắc bàn chân quỳ được ưa chuộng hơn cả như:

Bàn chân quỳ mẫu mai điểu.

Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân và sự khởi đầu của năm mới, mang lại vạn sự may mắn và tốt lành. Do đó, người ta thường sử dụng họa tiết cây mai cổ thụ xum xuê và đàn chim điểu đang líu lo chuyền cành để chạm khắc lên đồ thờ. Những họa tiết này tượng trưng cho sự may mắn, vui vẻ, hạnh phúc và sức sống tràn đầy. Đây cũng là một cách để người Việt thể hiện sự tôn sùng của mình với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã có từ xa xưa. Do đó, sản phẩm nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của cả những vị khách hàng khó tính, để trở thành một trong những mẫu bàn thờ được ưa chuộng nhất hiện nay.

Bàn thờ chân quỳ mẫu tứ linh.

Tứ linh là 4 linh vật Long – Lân – Quy – Phụng, đại diện cho 4 vị thần cai quản trời đất là Thanh Long – Bạch Hổ – Huyền Vũ – Chu Tước. Đồng thời tương ứng với 4 nguyên tố nước – lửa – đất – gió. Đặt vật phẩm có Tứ Linh trong nhà không chỉ mang lại vượng khí, ngăn chặn tà khí mà còn chiêu tài, hút lộc, mang lại sự thăng tiến và sức khỏe cho gia chủ.

Rồng là linh vật đứng đầu và có quyền năng tối cao nhất trong bộ tứ. Ngày xưa hình ảnh rồng thường được thêu lên long bào của nhà vua, thể hiện sự quyền quý, uy nghiêm. Mặc dù Rồng là linh vật trong truyền thuyết, không có thật. Nhưng trong nội thất và điêu khắc, Rồng được miêu tả hết sức chân thực và chi tiết. Đó là linh vật thân rắn 12 khúc tượng trưng cho 12 tháng trong năm; đùi thằn lằn; sừng hươu; vảy cá; móng vuốt chim ưng. Đặc biệt đầu rồng có bờm dài, râu cằm và không sừng.

Lân (hay kỳ lân) là linh vật thứ 2 trong bộ tứ. Đây là linh vật của điềm lành, của sự nhân từ. Khi di chuyển Lân thường tránh giẫm lên các loại cỏ mềm hay côn trùng dưới chân. Loài Lân cũng không bao giờ ăn thịt hay làm hại bất cứ con vật nào. Theo tín ngưỡng Việt, kỳ lân xuất hiện mỗi khi có vua chúa, thánh nhân xuất thế, để báo trước điềm lành, sự thái bình thịnh vượng. Ngoài ra, trong phong thủy, ý nghĩa tứ linh Lân còn là vật chuyên bảo vệ và canh giữ cho ngôi nhà. Miệng kỳ lân luôn được há to để trấn áp mọi hung khí vào nhà.

Linh vật thứ ba đó là Quy (Rùa). Đây là con vật có thật duy nhất trong Tứ Linh. Hình ảnh rùa với bụng phẳng tượng trưng cho đất; mai khum tượng trưng cho trời. Âm dương hội tụ biểu thị sự trường tồn, hạnh phúc và bền bỉ. Dáng rùa đầu to vươn khỏi mai, mõm thuôn nhọn, bốn chân khép sát vào thân mai. Rùa là loài vật có khả năng sống mãnh liệt ngay cả khi không ăn uống. Vì vậy rùa được gắn với biểu tượng sức khỏe dồi dào, trường thọ.

Cuối cùng là Phượng Hoàng – loài chim đẹp nhất trong các loài chim, mang vẻ cao quý và huyền bí. Đây là loài vật bất tử, tái sinh trong chính lửa của nó nên là biểu tượng cho sự bất tử với thời gian. Bên cạnh đó, Phượng mang yếu tố âm biểu trưng cho những người phụ nữ quyền quý như Hoàng Hậu, là linh vật tối cao được sánh ngang với Rồng (yếu tố dương – Vua). Bởi vậy hình ảnh Rồng Phượng quấn quýt, âm dương hòa hợp còn đại diện cho hạnh phúc lứa đôi. Là một linh vật trong truyền thuyết, Phượng hoàng được khắc họa có mỏ diều hâu, móng chim ưng, đôi công, tóc chim trĩ, vảy cá chép. Mỗi bộ phận đều có ý nghĩa: Mắt là mặt trời, đầu đội công lý, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, chân là đất, đuôi là tinh tú.

Hình tượng Tứ Linh được sử dụng và xuất hiện phổ biến trong các vật phẩm phong thủy, đồ nội thất hay tranh trang trí. Khi được sử dụng đúng chuẩn, Tứ Linh sẽ phát huy ý nghĩa mang đến vượng khí, may mắn, bình an cho gia chủ.

Bàn chân quỳ mẫu sen vịt.

Nổi bật nhất trong mẫu đục này là hình ảnh bông hoa sen mềm mại, thanh thoát ở chính giữa. Hoa sen là loài hoa tượng trưng cho sự thanh khiết, sức sống mãnh liệt, khả năng sinh sôi, nảy nở. Loài hoa này còn được xem là biểu tượng của nhà Phật. Nên mẫu hoa sen trên bàn thờ gia tiên tuy đơn giản, gần gũi nhưng không kém phần sang trọng, ý nghĩa. 

 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các mẫu bàn thờ chân quỳ và ý nghĩa hoa văn chạm khắc. Mỗi mẫu đục có ý nghĩa khác nhau nên tùy từng không gian thờ cúng mà chúng ta lựa chọn mẫu cho phù hợp. Sự vững trãi trong thiết kế cũng như sự phong phú trong mẫu mã mà bàn thờ chân quỳ vẫn luôn là sự lựa chọn của những gia đình có không gian thờ rộng rãi.

Mọi thắc mắc, quý khách có thể liên hệ trực tiếp địa chỉ:

ĐỒ THỜ HẢI MẠNH

Xưởng sản xuất: Xóm 1 – Xã Hoành Sơn – Huyện Giao Thủy – Tỉnh Nam Định.

Điện thoại/ zalo: 094.345.9934 - 0913.870.861

Hà Nội: Biệt thự Lk1 - KĐT Đại Thanh - Thanh Trì

Quảng Trị: 243 Lê Duẩn - TT Ái Tử - Triệu Phong

Điện thoại: 0985.171.274

 

 

 

 

 

Pinterest

Bình luận

Không tìm thấy bài viết