Kiệu thờ - kiệu bát cống - kiệu long đình - kiệu mẫu

Kiệu bát cống- Kiệu ngọc lộ - kiệu long đình

 Những tín vật tâm linh độc đáo

Kiệu bát cốngkiệu ngọc lộ là những hiện vật chính trong đám rước của lễ hội, vượt cao hơn hẳn dòng người, nhằm mục đích đề cao vị thần và để neo mắt khách hành hương. Kiệu thờ có nhiều kiểu loại khác nhau, như kiệu bát cống, kiệu long đình, kiệu võng…, trong đó, kiệu bát cống là phổ biến nhất.


Cấu tạo Kiệu bát cống

Kiệu bát cống, về cấu tạo, bao giờ cũng được kết bởi hai đòn dọc lớn có đầu đuôi đồng nhất với đầu đuôi rồng, hai xà giằng nối hai cổ và phần đuôi để tạo khung vững chắc. Trên khung đó, người ta để một chiếc sập vừa bằng độ mở của kiệu. Chiếc sập này thường có rồng đua chạy hai bên và lưng là một mảng ván trang trí lớn nên nhiều khi giống như một chiếc bành . Trên bành thường để ngai và bài vị (được rước từ hậu cung ra). Dưới hai đầu của đòn cái là đòn ngang cũng kết cấu hình rồng theo kiểu đòn kiệu.


 


Đòn ngang của kiệu, ở phần tiếp nối với đòn cái, đều được làm võng cong xuống dưới để phần thân nhô cao. Đòn ngang mang hình một rồng hai đầu, phần lưng nổi cao để đỡ đòn cái, cổ rồng võng xuống tì lực lên đòn khiêng. Đòn khiêng (đòn gẩy) cũng vươn lưng lên, làm cho cả ba hệ thống này cùng cong lên, làm cho kiệu có một độ cao nhất định, tạo sự bề thế, uy nghiêm nhưng cũng rất cân đối, nghệ thuật.

Về trang trí, kiệu dày đặc các đề tài được chạm tròn, chạm nổi, chạm thủng, bong kênh và phối hợp với nhau hết sức hài hòa. Ở đòn kiệu chính (đòn cái), đầu rồng có xu hướng vươn bay ra phía trước với những đao mác ở gáy rồng song song vuốt thẳng ra sau, tạo nên một độ vươn trong thế động; vai đòn được chạm rồng hoặc lân; bụng đòn chạm hổ phù kèm hai bên có vân xoắn hoặc chim phượng; thân đòn để trơn vì phải đội bành hoặc khám. Hai đòn ngang cũng trong một bố cục tương tự như đòn cái với bốn đầu rồng bay ra hai bên. Đòn khiêng là bốn rồng có bố cục gần như đòn chính; trừ phần tiếp nối với đòn giằng, lưng đòn đều được chạm trổ rất kỹ.

Đứng ở mặt trước của kiệu, phần chạm khắc gây ấn tượng mạnh với người xem, trực diện là ngai, bài vị và các đồ thờ kèm theo, còn ở phía sau, chủ yếu là lưng bành, thường chạm đặc kín rồng, phượng, cũng có khi là tứ linh và nhiều hình mây nước, cây cỏ thiêng.

Kiệu long đình