Đạo Phật - tôn giáo hướng thiện

Đạo Phật - tôn giáo hướng thiện

Mien Cao
27/07/2018

Phật giáo (chữ Hán: 佛教) là một tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇). Tất-đạt-đa Cồ-đàm thường được gọi là Phật hay Bụt. Theo sách vở Phật giáo cũng như các tài liệu khảo cổ đã chứng minh, Tất-đạt-đa Cồ-đàm đã sống và giảng đạo ở vùng đông Ấn Độ từ khoảng thế kỉ thứ 6 TCN đến thế kỉ thứ 4 TCN.

Sau khi Tất-đạt-đa Cồ-đàm qua đời thì Phật giáo bắt đầu phân hóa ra thành nhiều nhánh và nhiều hệ tư tưởng, với nhiều sự khác biệt:

Phật giáo Nguyên thủy, còn gọi là Phật giáo Nam Tông, Phật giáo Thượng tọa, Phật giáo Tiểu thừa, Thanh-văn thừa. Đây là nhánh Phật giáo có hệ thống kinh điển được coi là gần nhất với giáo lý nguyên thủy của đạo Phật
Phật giáo Đại thừa, còn gọi là Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Đại chúng, Phật giáo Phát triển
Phật giáo Chân ngôn, còn gọi là Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Mật tông, Phật giáo Kim cương thừa,
Phật giáo Nguyên thủy phát triển mạnh ở Sri Lanka và Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar). Đại thừa phát triển ở Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Singapore) và bao gồm nhiều phân nhánh nhỏ hơn như Tịnh độ tông, Thiền tông, Thiên thai tông. Còn Kim cương thừa phát triển ở Tây Tạng, Mông Cổ và Bhutan. Mặc dù phát triển chủ yếu ở châu Á, nhưng hiện nay Đạo Phật được tìm thấy ở khắp thế giới. Ước tính số người theo đạo Phật vào khoảng 350 triệu đến 700 triệu người.

Phật giáo là một tôn giáo mang tính duy lý và vô thần. Hệ thống giáo lý của Phật giáo không hướng đến sự sùng bái thần linh mà hướng đến nhận thức chân lý hay còn gọi là giác ngộ. Chính sự nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới xung quanh sẽ giúp con người được giải thoát. Các trường phái Phật giáo khác nhau ở quan điểm về bản chất của con đường đưa đến giải thoát, tính chính thống của các bài giảng đạo và kinh điển, đặc biệt là ở phương thức tu tập. Vì hướng đến việc nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới khách quan nên hệ thống triết lý Phật giáo chứa đựng nhiều quan điểm bản thể luận và nhận thức luận. Siêu hình học trong triết học Phật giáo đã phát triển đến một trình độ cao. Với Phật giáo, triết học Ấn Độ đã đi trước triết học phương Tây trên 1000 năm. Tại phương Tây, đến thời kỳ Khai sáng triết học mới đạt đến trình độ nhận thức của triết học Ấn Độ. Cũng như Nho giáo và triết học phương Tây hiện đại, Phật giáo là một hệ thống triết học mang tính khai sáng nhằm hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ.

18
4
2018
​Các tông phái Phật giáo
Các tông phái Phật giáo Cùng với sự phân chia hệ phái của Phật giáo và với cách tiếp cận, nhìn nhận khác nhau về giáo lý Phậ...
Thưởng Nguyễn
​Tượng Phật ở Thượng điện – Những điều cần tìm hiểu
16
4
2018
​Tượng Phật ở Thượng điện – Những điều cần tìm hiểu
Tượng Phật ở Thượng điện – Những điều cần tìm hiểu Ở một ngôi chùa hoàn chỉnh, ở Thượng điện thường có 4 bệ thờ đặt tượng Phậ...
Thưởng Nguyễn
16
4
2018
​Tượng bày ở Nhà tiền đường
Tượng bày ở Nhà tiền đường Nhà tiền đường (gian bên cạnh của nhà bái đường), thường có hai tượng Hộ Pháp – là những v...
Thưởng Nguyễn
16
4
2018
​Tượng ở nhà thiêu hương
Tượng ở nhà thiêu hương Nhà thiêu hương (nhà bái đường) là nơi nhà sư ngồi tụng kinh, trước mặt là một ban thờ, t...
Thưởng Nguyễn
16
4
2018
​Tượng ở Nhà Hành Lang
Tượng ở Nhà hành lang Nhà hành lang có thể là hai dãy nhà chạy song song ở hai bên nhà chính điện, cũng có thể là hai ...
Thưởng Nguyễn
16
4
2018
​Nhân – Duyên, giáo lý căn bản của đạo Phật
Nhân – Duyên, giáo lý căn bản của đạo Phật “Nhân – Duyên”, cùng với Tứ diệu đế là một trong hai giáo lý căn bản của đạo...
Thưởng Nguyễn
Tứ diệu đế - giáo lý căn bản của đạo Phật
16
4
2018
Tứ diệu đế - giáo lý căn bản của đạo Phật
Tứ diệu đế - giáo lý căn bản của đạo Phật Tứ diệu đế, cùng với thuyết “Nhân – Duyên” là một trong hai giáo lý căn bản c...
Thưởng Nguyễn
Thiền trượng - Pháp khí của nhà Phật
29
3
2018
Thiền trượng - Pháp khí của nhà Phật
Thiền trượng - Pháp khí của nhà Phật Thiền trượng (còn gọi là tích trượng, chí trượng hay đức trượng) là một pháp khí thụ trì của...
Thưởng Nguyễn