Ý NGHĨA THỜ CÚNG GIA TIÊN THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
Thứ tư - 14/08/2024 10:56
Tôi có tìm hiểu về giáo lý đạo Phật cùng các phong tục, tín ngưỡng của người Việt. Tôi được biết, theo đạo Phật, con người sau khi chết tối đa là 49 ngày thần thức sẽ tùy nghiệp thiện ác của mỗi người mà tái sinh vào lục đạo (trời, a-tu-la, người, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục). Tôi có thắc mắc là, nếu sau khi chết sẽ tái sinh vào lục đạo thì người thân thờ cúng họ có ích lợi gì? Họ tái sinh rồi thì thờ cúng ai?
Câu hỏi quá hóc búa đòi hỏi những nguồn kiến thức am hiểu sâu sắc về tín ngưỡng tâm linh thờ cúng . Tôi tìm đến Đồ thờ Hải Mạnh – 1 sơ sở sản xuất các vật dụng cũng như thiết kế lắp đặt các công trình thờ cúng . Với gần 35 năm kinh nghiệm và kiến thức thờ cúng tâm linh vô cùng am hiểu , những câu hỏi tôi đặt ra gần như được giải đáp hết và tận tình.
Tháng 7/2019 ,giữa cái nắng oi ả của hè tháng 6 Âm lịch , tôi tìm về Nam Định- nơi có thể nói là cái nôi của đồ thờ cúng , về cơ sở sản xuất đồ thờ Hải Mạnh- Xóm 1, Hoành Sơn, Giao thủy, Nam Định, tôi gặp được Anh M-chủ trẻ của Đồ thờ Hải Mạnh nhưng trông anh già dặn hơn so với chính tuổi thật của mình , nước da hơi sạm đen bởi nắng gió .

Nói chuyện với anh, tôi dần hiểu ra , tuy tuổi anh M trẻ chỉ mới ngoài 30 nhưng kiến thức cũng như sự am hiểu của anh về văn hóa tâm linh, cụ thể là thờ cúng gia tiên là kiến thức của cả 1 đời người để lại, đó là từ người cha già đã thân sinh ra anh , và cũng là người đã gây dựng lên Đồ thờ Hải Mạnh và gìn giữ suốt gần 35 năm nhiều sóng gió, thăng trầm .
Nghề làm đồ thờ cúng của gia đình anh được gây dựng từ người cha già ấy, suốt 35 năm hơn cả cái tuổi của anh chủ trẻ, từ nhỏ anh đã được kể được truyền đạt những kiến thức về văn hóa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên , cũng từ bản thân anh cũng tự mày mò tìm hiểu thêm nữa , khi nói chuyện với anh , tôi dần nhận ra tôi đang nói chuyện với 1 chuyên gia vô cùng am hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên .

Sau khi nghe những câu hỏi của tôi , anh trả lời tôi rất rành mạch , t dường như bị cuốt hút bời những kiến thức anh kể tôi nghe , nhưng vì tôi không thể hiểu hết nên anh còn gửi cho tôi 1 cái mail trả lời đầy đủ các câu hỏi của tôi . Sau đây là nội dung mail :
“ Bạn Cao Bon thân mến!
Kinh sách Phật giáo Bắc tông nói chung đều xác định người chết sau khoảng thời gian tối đa 49 ngày thì theo nghiệp mà tái sinh vào cõi tương ứng trong lục đạo. (Phật giáo Nam tông - Theravāda Buddhism quan niệm người chết theo nghiệp lập tức tái sinh vào cõi tương ứng trong lục đạo, không trải qua thân trung ấm). Dĩ nhiên, tái sinh vào cõi nào thì theo nghiệp của cõi ấy sống hết thọ mạng, khi chết lại tùy nghiệp tái sinh vào cõi khác nữa, gọi là luân hồi trong sáu nẻo.
Thờ cúng ông bà tổ tiên là phong tục tốt đẹp của các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam. Khi đạo Phậtđược du nhập vào thì có sự giao thoa, tiếp biến có chọn lọc với các tín ngưỡng bản địa, và phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên vẫn được trân trọng, duy trì trong đời sống tâm linh của người Phật tử Việt từ xưa cho đến tận ngày nay. Bấy giờ, người Phật tử vẫn thờ cúng ông bà tổ tiên nhưng với cái nhìn mới, đa văn hóa, vừa phù hợp với truyền thống dân tộc và vừa thuận hợp với quan điểm Phật giáo.
Trước hết, người Phật tử không xem bàn thờ gia tiên là “nơi ở” của ông bà, tổ tiên, những người thân đã khuất nói chung (vì biết rõ chư vị đã theo nghiệp tái sinh trong lục đạo rồi). Bàn thờ gia tiên được lập ra để tưởng niệm, ghi nhớ ân đức sinh dưỡng của tổ tiên, ông bà. Bàn thờ gia tiên biểu trưng cho cội nguồn huyết thống (song hành với cội nguồn tâm linh - bàn thờ Phật), cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ tông. Kính thờ tổ tiên để bày tỏ lòng hiếu thảo, thể hiện tâm nhớ ơn và hoài nguyện đền đáp ơn sâu nghĩa nặng, chính điều này đã un đúc và hình thành nên truyền thống hiếu nghĩa quý báu của người Phật tử.
Cúng kiếng cũng vậy, người Phật tử cũng biết rõ, nếu ông bà tổ tiên tái sinh ngoài cõi ngạ quỷ - quỷ thần (không tương ưng xứ) thì không thể ăn uống hay thọ dụng những lễ phẩm dâng cúng ấy. Đơn cử, chư thiên không ăn được vì họ thấy dơ bẩn, không xứng với họ. Các loài trong địa ngục dù đói khát đến mấy cũng không thể thoát ngục để tới uống ăn. Chỉ riêng loài ngạ quỷ - quỷ thần là có thể ăn đồ cúng của loài người. Nếu người thân của chúng ta chết rồi tái sinh làm ngạ quỷ thì cúng kiếng cho họ sẽ thọ dụng được. Nhưng hầu hết chúng ta lại không thể biết người thân của mình chết rồi tái sinh về đâu. Thành ra lễ phẩm dâng cúng ông bà tổ tiên chủ yếu nhằm thể hiện lòng thành, là bổn phận của con cháu, còn thọ dụng được hay không thì tùy nhân duyên của các vị.
Như vậy thờ cúng là để bày tỏ tâm hiếu thảo, biết ơn và đền ơn công đức sinh dưỡng sâu nặng của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Truyền thống của tổ tông, gia tộc là một sợi chỉ đỏ kết nối quá khứ với hiện tại. Chúng ta tự hào về tổ tiên nên nguyện sống tốt, xứng đáng là con hiền cháu thảo. Nếu mất gốc rễ, không thờ cúng, quên dấu vết cội nguồn huyết thống là một sự vong bản, phi đạo đức. Đó là lợi ích đầu tiên của việc thờ cúng gia tiên.
Kế đến, vì tưởng nhớ niệm ân ông bà tổ tiên nên con hiền cháu thảo phát đại nguyện làm tất cả công đức thiện lành trong khả năng để hồi hướng phước báu cho họ. Phật giáo khuyến khích làm phước để hồi hướng cho người thân đã khuất, dầu họ tái sinh vào đâu cũng nhận được phước đức do con cháu hiếu thảo hồi hướng đến. Cho nên người Phật tử không quá chú trọng đến mâm cao cỗ đầy rồi thù tạclinh đình trong những ngày tưởng niệm, giỗ chạp mà chủ yếu là tạo phước để hồi hướng, trao truyền hiếu đạo cho người sau.
Thành ra, người Phật tử không hề xem việc thờ cúng tổ tiên ông bà là “thờ quỷ” như một số người vong ơn, bội nghĩa, bất hiếu, tà kiến quan niệm. Thờ cúng tổ tiên để liên kết với quá khứ mà phát huy các giá trị sống tốt đẹp cho hiện tại. Thờ cúng gia tiên để thực tiễn hóa ý niệm tri ân và báo đáp thâm ân sinh dưỡng. Thờ cúng đồng thời cũng là cách giáo dục lòng hiếu thảo cho con cháu về sau. Giáo lý đạo Phật đề cao tinh thần hiếu đạo, kính thờ và phụng dưỡng cha mẹ mang lại phước báo lớn… đã hòa quyện với tín ngưỡng thờ cúng gia tiên của người Việt để trở thành nếp sống đạo đức, hiếu thảo của người Phật tử Việt hiện nay.
Chúc bạn và gia đình an khang thịnh vượng ! “
Dothogiadinh.vn
Tác giả bài viết: Cao Bon - dothogiadinh.vn
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Dothogiadinh.vn là vi phạm bản quyền