Ý nghĩa đồ thờ trong từ đường nhà thờ họ bạn nên biết

Thứ hai - 27/08/2018 10:34
Bài viết sử dụng ảnh tư liệu từ các công trình đã hoàn thành của Đồ Thờ Hải Mạnh.
Mỗi lần về quê dịp lễ Vu Lan ( rằm tháng 7) hay tết Nguyên Tiêu ( rằm tháng Giêng), nhiều bạn trẻ được ông bà, cha mẹ dẫn đến cúng tổ ở từ đường, nhà thờ họ mình. Rất nhiều điều bỡ ngỡ đối với các bạn, từ số lượng lớn đồng tộc, đến các đồ thờ trang trí trong từ đường, nhà thờ họ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu phần nào về từ đường - nhà thờ họ và các đồ thờ cúng trong đó.
Bài viết sử dụng ảnh tư liệu từ các công trình đã hoàn thành của Đồ Thờ Hải Mạnh. Các cá nhân, đơn vị sử dụng lại tư liệu vui lòng dẫn nguồn : Đồ Thờ Hải Mạnh (dothogiadinh.vn).
1. Từ đường - Nhà thờ họ là gì?
Nhà thờ họ hay từ đường là ngôi nhà dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng cha). Chi họ lớn, sau khi đã phân chi thì nhà thờ của dòng trưởng nam sẽ là nơi thờ từ đời ông thủy tổ, nơi giữ gia phả gốc. Nhà thờ này được gọi là nhà thờ đại tôn. Các nhánh họ khác đều có nơi thờ cúng riêng từ đời ông tổ chi trưởng, gọi là nhà thờ chi họ.
từ đường dòng họ

Không giống như người phương Tây thiên về tư duy hướng ngoại, chú ý nhiều đến tự do cá nhân, người phương Đông nói chung, người Việt nói riêng lại thiên về tư duy hướng nội, coi trọng ý thức cộng đồng, quan tâm củng cố mối quan hệ trong gia đình, họ tộc và xã hội. Điều này được thể hiện ở nhiều khía cạnh, nhiều phương diện trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, trong đó sinh động nhất có lẽ là ở tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là phong tục truyền thống của dân tộc, là phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân đất Việt, vừa để xác lập "mối liên hệ" giữa người sống với người chết, giữa người hiện tại và người đã khuất, vừa thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của người Việt Nam.
Từ đường chi tộc

Điều đặc biệt là, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt được thiết lập ở mọi cấp, từ quốc gia (Lễ giỗ Tổ Hùng Vương), làng xóm (thờ Thành Hoàng), gia tộc (thờ cúng ở từ đường, nhà thờ họ) đến từng gia đình (bàn thờ gia tiên), trong đó, thờ cúng tổ tiên từ đường, nhà thờ họ mang những nét đặc trưng riêng có.

2. Vì sao phải về thăm từ đường, nhà thờ họ?
Nhà thờ họ luôn có một vị trí đặc biệt trong thế giới tâm linh của người Việt, là nơi thờ tự, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của con cháu đối với tổ tiên, đồng thời tượng trưng cho sự trường tồn, bền vững của dòng họ.
Mặt khácnhà thờ họ còn mang ý nghĩa như một bảo tàng (là nơi lưu giữ những giá trị tinh thần to lớn của một dòng họ như di vật của tổ tiêngia phả, văn tự cổnhững sắc phong, tượng thờ, bài vịnhững điển tích về dòng họ...), một nhà văn hóa (nơi nói truyện về truyền thống dòng họ, những gương sáng, những nết tốt, những thành tích xuất sắc cần khuyến khích học tập và noi theo...), một hội trường (nơi gặp gỡ để bàn việc h).
Với ý nghĩa sâu sắc đó, từ đường, nhà thờ họ luôn là nơi để con cháu hướng về. Khi về với nhà thờ họ, ai ai cũng chỉ có một lòng thành kính hướng về tổ tiên, không phân biệt địa vị, giàu nghèo, dù công danh thành đạt hay chỉ là một thường dân nghèo khó.
dsc00606

Kiến trúc từ đường, nhà thờ họ
2.1. Kiến trúc bên ngoài
Thông thường, một nhà thờ họ điển hình chỉ là một ngôi nhà hình chữ Nhất nằm ngang với hai mái trước và sau theo kiểu thu hồi bít đốc (hồi văn), mái lợp ngói mũi dân dã (ngói di), theo lối kiến trúc đình, miếu (chạm trổ ở nóc, thường là hình mặt nhật hay hình mặt nguyệt, góc mái hình lưỡi đao), quy mô công trình thường từ 3 đến 5 gian.
kiến trúc nhà thờ họ

Nhà thờ họ thường được xây dựng trong một khuôn viên có hàng rào bao quanh, trong có vườn trồng hoa hoặc những cây Đại, cây Ngâu. Nếu có điều kiện thì đào một hồ nhỏ trước từ đường, nếu không đủ rộng thì làm một bể non bộ có nước để cải tạo khí hậu. Để thuận tiện cho việc tiến hành lễ nghi và họp đông con cháu, nhà thờ họ bao giờ cũng cần một sân gạch trước nhà. Sân này có thể dựng nhà bạt che mưa nắng khi có lễ. Trong khuôn viên của nhà thờ họ  có thể có một nhà phụ trợ nằm ở sau nhà thờ họ. Nhà này là nơi có bếp, kho, bể nước và khu vệ sinh.
kiến trúc nhà thờ họ

2.2. Kiến trúc nội thất
Thông thường, kiến trúc nội thất phổ biến của một nhà thờ họ là : ở giữa là bàn thờ chính. Ở đây thờ vị Thủy tổ dòng họ, thường là có bài vị đặt trên một ngai thờ.
Gian tả (bên trái): là bàn thờ các thế hệ ông bà Cao tổ có con cháu nối đời cho đến hiện tại (gọi là hữu tự) gồm: Các thế hệ ông bà Cao tổ của bản thân, ông bà Cao tổ bác, ông bà Cao tổ chú và bà Cao tổ cô (Các bà Cao tổ cô đã có chồng con, nhưng vẫn được phụng thờ chính thức, mặc dù thành phần này đã được dòng tộc nhà chồng thờ cúng với vai trò là những người mẹ).
Gian hữu (bên phải): là bàn thờ các thế hệ ông bà Cao tổ không có con cháu nối đời (gọi là vô tự) gồm: Các thế hệ ông bà Cao tổ bác, ông bà Cao tổ chú và bà Cao tổ  cô  đã có chồng, có vợ nhưng không còn con cháu nối đời (Nếu các bà Tổ cô đã có chồng con, nhưng bị chồng ruồng rẫy, ly dị không có con cháu thì được phụng thờ chính thức trong nhà thờ họ của mình. Thành phần này gọi là các bà “Tổ cô quy tông” tức các bà Tổ cô trở về được thờ cúng chính thức trong dòng tộc của mình).
từ đường dòng họ

Bên cạnh đó, nhà thờ họ còn có gian thờ tùng tự: Tùy theo không gian nội thất, nhà thờ họ còn có hai bàn thờTả tùng tự  (thờ cúng theo hàng tả/trái) và Hữu tùng tự  (thờ cúng theo hàng hữu/phải) để thờ các vong hồn vô danh, suất sảo, yểu tử, tảo vong tức các thành phần chết trong bào thai, chết lúc nhỏ tuổi chưa có vợ con…. Các vong hồn này qua rất nhiều đời đều quy tụ theo Tổ tiên tại từ đường.
Ngoài cùng, từ cửa vào là sập gỗ hoặc trải chiếu (trong ngày lễ) để con cháu hành lễ.
3. Đồ thờ trong từ đường, nhà thờ họ
3.1. Hoành phi, cuốn thư, câu đối
Hoành phicâu đối là một trong những đồ thờ cúng không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ cúng của người dân Việt nói chung, trong từ đường, nhà thờ họ nói riêng. Nó giúp tạo nên sự trang trọng cho không gian thờ cúng của nhà thờ họ, đồng thời thể hiện văn hóa, truyền thống hiếu học của nhân dân ta.
Thông thường, đôi câu đối được treo dán hai bên phải trái hoặc các cột trụ hai bên của cửa ra vào của nhà thờ họ, được phối hợp thêm bức hoành phi treo phía trên tạo thành một hình thế chữ Môn, dựng nên một kiến trúc đối xứng nhiều giá trị thẩm mỹ.
Hoành phi được treo cao nhất trong từ đường, hơi nghiêng về phía trước để người nhìn dễ quan sát và tạo sự cân đối. Số lượng Hoành phi tại không gian thờ tùy thuộc vào từng nhà thờ họ. Thông thường, nhà thờ họ dùng tới hai, ba bức Hoành phi trong cùng không gian thờ, trong đó, ở gian chính giữa thường treo hoành phi khắc chữ: “(Tên họ) tộc từ đường” (ví dụ: Cao tộc từ đường, Nguyễn tộc từ đường).
Hoành phi thường được làm bằng gỗ với nhiều dạng khác nhau (Dạng chữ nhật, Hình cuốn thư, chân thư cổ, Dạng chiếc khánh, Dạng hình ô van…), được trang trí các hình như tứ linh (long, ly, quy, phượng), tứ thời (mai, lan, cúc, trúc), hình quyển sách và cây bút, hình thanh gươm… và thường được sơn son thếp vàng.
Trên bức hoành phi được khắc 3-4 chữ đại tự. Nội dung bày tỏ lòng tôn kính của con cháu đối với tổ tiên như: 万古英灵 “Vạn cổ anh linh” (muôn thuở linh thiêng), 留福留摁 “Lưu phúc lưu ân” (Lưu giữ mãi ơn đức)…v.v… hoặc có khi mang ý nghĩa chúc tụng như 僧财进禄 “Tăng tài tiến lộc” (được hưởng nhiều tài lộc), 福禄寿成 “Phúc lộc thọ thành” (được cả phúc, lộc, thọ), 家门康泰 Gia môn khang thái (Cửa nhà rạng rỡ yên vui)…
Câu đối thờ được làm từ gỗ, phủ sơn ta, sơn vecni hoặc sơn son thếp vàng, thếp bạc theo yêu cầu của gia chủCâu đối phải thật hay, nêu bật được nét đặc sắc của họ mình, chứa đựng một tư tưởng lớn, một lời giáo huấn.
20160731 092559

3.2. Cửa võng
Cửa võng là một thành phần kiến trúc trang trí, làm tăng tính uy nghi và trang trọng của không gian thờ cúng trong nhà thờ họ. Cửa võng là một loại “cửa giả” nhưng ngắn và không có cánh cửa đi kèm có dạng chữ “M”. Cửa võng được trang trí theo những thể thức vừa chặt chẽ, vừa linh hoạt, trong đó phổ biến nhất là thể thức đối xứng, thể thức chia ô, thể thức tạo lớp, tầng. Mỗi thể thức trang trí mang lại một hiệu quả tạo hình riêng. Cách phân tầng tạo cảm giác cửa võng như cao hơn, đồ sộ và trang trọng hơn; cách tạo lớp gây ấn tượng về chiều sâu không gian; còn cách tạo bố cục đối xứng đăng đối có tác dụng tạo nên một thể thống nhất, chặt chẽ, trang nghiêm.
Trong từ đường, nhà thờ họ, ở chính cung thông thường là cửa võng được tạo hình tứ linh, cửu long, thất phượng…, còn ở phụ cung (hai bên tả, hữu) là dạng cửa võng tứ quý, mai hóa, hồng trĩ, trúc hóa,v.v...
dothohaimanh 766

3.3. Hương Án, đẳng tế, bàn thờ các ban
Gian giữa nhà thờ họ bố trí bàn thờ chính. Bàn thờ này, tùy dòng họ mà được xây bệ hoặc đặt hương án to bằng gỗ, đặt ở trung tâm từ đường, nhà thờ họ.
dothohaimanh bantho 167

Trên bàn thờ chính, phía trong, chính giữa đặt bài vịBài vị (còn gọi là Thần chủ) thường được làm bằng gỗ quý, trong ghi tên húy, tên thụy và phẩm tước (nếu có) cùng năm sinh, năm mất của Thủy tổ. Tất cả đều viết bằng chữ Hán. Bài vị được đặt trong cỗ khám hoặc cỗ ỷ. 
Bên cạnh đó, trên bàn thờ chính còn có thể có bộ đồ thờ. Bộ đồ thờ được coi là những vật quan trọng, không thể thiếu trên bàn thờ trong nhà thờ họ. Người Việt Nam luôn chưng bộ đồ thờ này trên bàn thờ và trong các buổi tế tự ở những nơi trang trọng nhất.
Bộ đồ thờ có thể là bộ tam sự, bộ ngũ sự, bộ thất sự hay cửu sự.
- Bộ tam sự gồm 3 vật là 01 lư hương và 02 cây đèn (2 chân nến).
– Bộ ngũ sự (5 món) gồm 01 lư hương và 02 cây đèn, đôi hạc.
– Bộ thất sự (7 món) gồm 01 lư hương và 02 cây đèn, đôi hạc, 02 bình hoa.
– Bộ cửu sự (9 món) gồm 01 lư hương và 02 cây đèn, đôi hạc, 02 bình hoa, 02 ống cắm hương.
Đẳng tế là chiếc bàn 4 mặt kiểu dáng đơn giản, để bày đồ tế lễ, làm bàn cho chủ tế.
dothohaimanh 274

Đẳng tế phổ biến trong các nghi lễ tại nhà thờ họ, nếu tế 3 ban cần 2 đôi đẳng tế.
Đẳng tế

3.4. Bộ bát bửu, chấp kích
Bát bửu, chấp kích là bộ đồ thờ bằng gỗ, sơn son thiếp vàng, gồm 8 vũ khí thời cổ. nhà thờ họ, bộ chấp kíchthường có: mâu, đao, thương, kích, chấp, chùy, trượng, mác. Chúng được bày ở gian giữa, trước hậu cung theo thế thẳng đứng và cắm trên hai giá (Trường hợp những loại binh khí này được bày trên một giá gỗ hình giẻ quạt thì được gọi là bộ chấp kích).
chấp kích
 
chấp kích

Nếu thủy tổ dòng họ là người khoa bảng hoặc có phẩm tước vua ban thì đồ thờ cúng còn có 2 giá cắm đồ lỗ bộ gồm 2 thanh mác trường, 2 ngọn cờ tiết (cờ đuôi nheo, tượng trưng cho chức sắc, ân điển của nhà vua), cờ mao (đầu có ngù, tết bằng lông đuôi trâu, tượng trưng cho mệnh lệnh của vua), 2 trùy đồng, 2 phủ việt (phủ là rìu, việt là búa) hoặc 2 biển bằng gỗ có khắc chữ Tĩnh túc, Hồi tỵ (Tĩnh túc có nghĩa là yên lặng, cung kính, không được cười nói khi rước hoặc tế thần; Hồi tỵ có nghĩa là tránh đi, khi cúng tế hoặc rước thần, ai có tật nguyền hoặc đang có tang phải tránh xa), 2 gươm trường, 2 tay văn, võ (Tay văn: nắm tay cầm bút, cán dài; Tay võ: nắm tay nắm chặt), lại thêm lọng, tàn, tán... Cho nên, vào nhà thờ họ, trông vào bàn thờ và các đồ thờ cúng, người ta nhận ra ngay đây là gia đình thuộc thế gia vọng tộc hay dân thường.
bát biểu
 
20161104 081738
dsc 0407


3.5. Hạc thờ gỗ
 Theo quan niệm của người xưa, hạc là loài chim quý, có khí phách của bậc tiên nhân đạo sĩ, thường xuất hiện bên các vị thần tiên. Hạc là biểu trưng cho sự trường tồn, thanh cao, thoát tục.
hạc thờ

Hạc thờ kích thước cao lớn với ước mong phát triển của con người, mỏ dài nhọn như mũi tên của sự vận động. Thân hạc hình khom tượng trưng cho bầu trời, chân hạc gầy và dài tượng trưng cho cột chống trời. Trên đầu hạc thường đội đèn hoặc nến, thể hiện cho sự tôn sùng chân lý, ánh sáng giác ngộ, xua đi tối tăm, u ám. Hình tượng hạc ngậm ngọc minh châu thì tượng trưng cho sự cao sang quyền quý, còn ngậm hoa sen thì biểu trưng cho sự tịnh tâm và giác ngộ.
3.6. Khám thờ, ngai thờ
khám thờ ngai thờ

 Khám thờ là một đồ vật không thể thiếu trên các ban thờ trong từ đường. Đây được coi như là nơi tọa lạc của các vị gia tiên. Khám thờ được sơn sơn thiếp bạc, kín 3 mặt (tả, hữu và mặt sau), mặt trước là một cửa sổ nhỏ có thể khép, mở, gồm nhiều "cửa võng" theo lối "trướng rủ màn che", với những họa tiết lá hóa rồng. Dưới cùng là chân khám được chạm thúc nổi đầu hp.
20161118 083033

Ngai thờ (còn gọi là ỷ thờ) là một hiện vật tạo thế uy nghi cho các vị gia tiên. Ngai thờ bao gồm tay ngai, thân ngai, lưng ngai, bệ và chân ngai. Tay ngai tròn ở trên cùng, ôm lấy lưng rồi chạy ra hai bên về phía trước. Tay ngai như thân của đôi rồng, đầu tay ngai được chạm hai đầu rồng trong tư thế quay chéo vào để chầu bài vị (thần chủ) đặt trên ngai. Thân ngai thường bao gồm hai trụ chính đỡ cổ tay ngai, một số trụ phụ ở hai bên. Lưng ngai là mảnh ván hơi cong ra phía sau, được bổ ô cân đối, với những đề tài trang trí như rồng, linh thú và hoa thiêng cùng vân xoắn. Bngai phía dưới được chia nhiều cấp nhô ra, thụt vào với các đường diềm phang hoặc cong vỏ măng, trên đó trang trí những cánh sen vuông, rồng, lân, hoa cúc và nhiều biểu tượng khác. Dưới cùng là bốn chân ngai thường dưới dạng chân quỳ.
3.7. Kiệu thờ
Kiệu thờ là một tín vật tâm linh độc đáo, là hiện vật chính trong đám rước của lễ hội. Không phải nhà thờ họ nào cũng có kiệu thờ. Thường chỉ có những họ lớn mới có kiệu thờ. Kiệu thờ có nhiều kiểu loại khác nhau, như kiệu bát cống, kiệu long đình, kiệu ngọc lộ, trong đó, kiệu bát cống là phổ biến nhất.
20180417 144304
 
20170904 174359
 
kiệu song hành

3.8. Quán tẩy
Quán tẩy có 2 loại : quán tẩy rượu và quán tẩy nước.
Quán tẩy rượu dùng để chứa rượu, bao sái tay, chân trước khi làm lễ cúng cơm, châm tửu.
quán tẩy rượu dothohaimanh 713

Quán tẩy nước dùng để đựng chậu nước, rửa tay trước khi làm lễ dâng hương hoặc dâng sớ
dothohaimanh 359 copy

3.9. Giá chiêng, giá trống
dsc02166
giá chiêng giá trống

Trống thờ, chiêng thờ vật thiêng liêng, được thần hóa, là một biểu tượng của hạnh phúc và quyền uy. Trong từ đường, nhà thờ họTrống thờ, chiêng thờ thường được treo trên giá. Đỉnh của giá trống, giá chiêng là đôi rồng đầy đao mác chạy ra, viền mép trên là thân rồng. Dưới bụng đôi rồng này được chạm một đôi rồng khác chầu mặt trời. Tiếp dưới là một đòn ngang ăn mộng vào đầu hai cột để tạo nên chiếc giá trống, giá chiêng. Hai góc áp sát cột và đôi bụng giá trống, giá chiêng là hai đầu rồng theo kiểu đầu dư của kiến trúc, thân cột cũng được chạm trổ hình rồng rất kỹ, rồi chôn chân vào một đế kết cấu kiểu đấu “con sơn”.

4. Các lễ nghi tổ chức tại từ đường, nhà thờ họ
4.1. Tế tổ 
Tế Tổ là cuộc dâng lễ vật một cách long trọng lên tổ tiên, được tổ chức một cách trọng thể với cờ xí, nhạc lễ, phẩm phục, phẩm vật và  một Ban tế gồm các thành phần: Chủ tế, Bồi tế, Đông xướng, Tây xướng, Nội tán, Chấp sự, Đồng văn.
Nhà thờ họ nào cũng có một số ngày tế tổ thường niên, như: Ngày giỗ ông thủy tổ và ngày hiệp tế (giỗ chung cho hết thảy các vong linh của những người quá cố trong tộc họ)…
20170904 180530

4.2. Vọng họ
vọng họ

Lễ vọng họ để trình báo tổ tiên các việc lớn như: thêm người (sinh con); làm nhà mới hoặc thâu mua tài sản quan trọng; thăng tiến trong sự nghiệp; con cháu tìm về nhận họ hoặc gia nhập họ tộc.
Bên cạnh đó, ở từ đường, nhà thờ họ còn tổ chức Lễ mừng thọ cho các bậc cao niên trong họ hoặc lễ tuyên dương con cháu đạt thành tích trong học tập, kinh doanh, sự nghiệp…
Nói tóm lại, từ đường, nhà thờ họ là một nét văn hóa truyền thống chưa bao giờ bị mai một, là “cội rễ” của người Việt, là điểm tựa tinh thần của hiện tại từ quá khứ, là nơi gắn kết các thế hệ cháu con để cùng phát huy những giá trị tốt đẹp của họ tộc, góp phần đưa văn hóa Việt ngày càng lan tỏa sâu rộng.
5. Địa chỉ uy tín để đặt hàng đồ thờ từ đường, nhà thờ họ.

Am hiểu văn hóa tâm linh Việt là một lợi thế cạnh tranh lớn của Đồ Thờ Hải Mạnh. Với kinh nghiệm và sự am hiểu của mình, các thiết kế bố trí không gian thờ cúng của Đồ Thờ Hải Mạnh vừa đúng theo văn hóa truyền thống, vừa đảm bảo đủ và hợp lý với khả năng kinh tế của khách hàng.

Để được tư vấn trao đổi thêm về đồ thờ và các vấn đề liên quan đến từ đường, nhà thờ họ, vui lòng liên hệ: 0913.870.861 (zalo)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 3.2 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây