Bài vị thờ gia tiên - long bài

BÀI VỊ

bài vị thờ gia tiên - long bài
Bài vị là một cái thẻ làm bằng gỗ (gỗ dổi, gỗ vàng tâm, gỗ mít, gỗ tràm...) dùng để đề tên người đã khuất tương đồng như di ảnh, còn được gọi là thần chủ.
Bài vị thường được đặt trên ngai hoặc trong khám. Phía trên của bài vị là một ván gỗ kết hình lá sòi hoặc hình tròn, bổ sung bằng cách viền ngoài mép là những vây răng cưa (kiểu vây rồng), mặt thân có nhiều lớp trang trí bổ dọc, cân xứng hai bên, ôm lấy một mặt phẳng chính, hình chữ nhật dài, ở giữa để ghi chữ như kiểu câu đối.
Nội dung ghi trên bài vị (viết bằng chữ Hán Nôm theo chiều dọc từ trên xuống, từ phải qua trái):
+ Hàng chính giữa nêu: Vai vế của người được làm bài vị
+ Hàng bên trái (từ trong nhìn ra) ghi ngày, tháng, năm sinh.
+ Hàng bên phải (từ trong nhìn ra) ghi ngày, tháng, năm mất.
+ Cuối cùng là 3 chữ “chi Linh vị”, cũng có khi ghi “Thần chủ” hoặc “Linh vị”.
Số chữ viết trên bài vị phải chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 còn dư 3 (không được dư 1 hoặc dư 2) theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính; nếu là người nam thì phải vào chữ Linh (dư 3), người nữ phải vào chữ Thính (chia hết) là được.
Kích thước bài vị được làm theo các cung số đẹp trên thước Lỗ Ban và có tỉ lệ cân đối.

Xem Nhanh Xem Nhanh

Xem Nhanh
Không có sản phẩm trong phần này