Giá trống thờ
Giá trống thờ
Trống thờ thường được treo trên giá. Xưa, giá trống thường được chạm trổ rất kỹ. Đỉnh của giá trống là đôi rồng đầy đao mác chạy ra, viền mép trên là thân rồng. Dưới bụng đôi rồng này được chạm một đôi rồng khác chầu mặt trời. Tiếp dưới là một đòn ngang ăn mộng vào đầu hai cột để tạo nên chiếc giá treo trống. Hai góc áp sát cột và đôi bụng giá treo là hai đầu rồng theo kiểu đầu dư của kiến trúc, thân cột cũng được chạm trổ hình rồng rất kỹ, rồi chôn chân vào một đế kết cấu kiểu đấu “con sơn”.
Cho đến ngày nay, giá trống thường đơn giản hơn, nhiều khi đòn treo trống chỉ gồm đôi rồng chạy ra, có thân đồng nhất với đòn. Cũng có khi không có rồng mà đòn này chỉ được điểm vài cụm mây cuộn cân xứng. Trong trường hợp này, rồng được đồng nhất với bầu trời mây, đao của chúng gắn với sấm chớp… đó là một hợp thể chứa đựng “gốc gác” của nguồn nước./.