​ NHỮNG ĐIỀU ĐẠI KỴ KHI CHÔN MỘ

​ NHỮNG ĐIỀU ĐẠI KỴ KHI CHÔN MỘ

Thưởng Nguyễn
06/07/2018

NHỮNG ĐIỀU ĐẠI KỴ KHI CHÔN MỘ

Đối với người Việt Nam, tang lễ là phong tục và lễ nghi rất quan trọng. Theo truyền thống tâm linh, tang lễ, trong đó có việc chon mộ, nếu làm đúng, làm tốt thì gia đình họ sẽ gặp mạnh khỏe, may mắn và thành công trong mọi việc, quan trọng hơn nữa là người đã mất sẽ được an lành, siêu thoát. Theo đó, việc chon mộ cũng có những kiêng kỵ nhất định phải theo. Đó là:

- Không chôn mộ nơi có nước đọng lại, có nghĩa là long mạch phải chảy, không bị cắt đứt, con cháu sẻ bị thận, hư răng, đau lưng, những bệnh không vận động sẽ phát sinh, chết bất đắc hay tuyệt tự, không con trai nối dõi.

- Không chôn mộ gần các cây lớn để rễ cây đâm vào hài cốt thì con cháu bị động, đau ốm. Có thể năm này thì rể cây chưa ăn vào nhưng các năm tiếp theo có thể bị. Trường hợp mộ bị động do thay đổi địa chất, rễ cây đâm vào, trâu bò đánh phá hoặc do nhiều tác nhân khác, chỉ cần tu sửa lại, sắm bát cơm quả trứng, chai rượu, vàng mã, quần áo mã và con ngựa mã, trầu nước hương đăng (có điều kiện thì lễ lớn hơn) tạ lễ thổ thần là được.

- Không chôn gần các nơi công cộng, khu vui chơi, bến xe, bến tàu, khu công nghiệp nặng, phần âm trạch sẽ bị nhiễu, con cái hư hỏng, học hành không đến nơi đến chốn, tù tội.

- Không nên đóng đinh, sắt thép vào quan tài, hoặc nếu nút áo của người chết bằng xương thú hay kim khí, cũng phải cắt bỏ, chứ không để nguyên như vậy mà chôn theo người chết. Con cháu điên khùng, ung thư.

- Mộ xây bằng bê tông cốt sắt mà bít kín mặt nấm sẽ tạo ra áp lực của nước, của khí. Khi nhục thể bắt đầu thối rữa, phát sinh ra nhiệt, khiến con cháu bị huyết áp cao, tiểu đường, hay cholesterol.

- Bia mộ để dưới chân sẽ làm cho con cháu ngu đần, vất vả cơ hàn, nghèo đói.

- Long hổ giao nhau, núi đồi bên trái mộ và những gò đồi bên tay phải mộ, đụng vào nhau ở tiền án hay minh đường thì loạn luân, anh em dòng họ lấy nhau. (Như ngôi mộ nhà Trần kết phát 200 năm, nhưng gia tộc ruột thịt lấy nhau, vì sợ mất ngôi).

- Mộ nghịch long, tức là đầu mộ để dưới thấp, chân hướng về tổ sơn trên cao, con cháu loạn thần tặc tử, bất hiếu, bất trung.

- Mộ đang kết khí, kết thủy, kết mối mà bốc mộ dời đi: Con cháu suy sụp, chết bất đắc.

- Trùng táng hay trùng huyệt, tức là chôn nhằm chỗ mà trước đây đã có người chôn rồi; hoặc có xương thú như voi, trâu, bò: Con cháu bị bệnh nan y và chết trùng tang liên táng. Nghĩa là nhiều người chết liên tục trong vòng 3 năm.

- Trong gia đình có người chết trôi, chết nước phải lo đoạn nghiệp, vì sợ về sau sẽ có người chết chìm nữa.

- Địa lý âm trạch (về mồ mả) những trường hợp đặt sai hướng mộ, đặt sai huyệt vị, đặt sai ngày giờ, hoặc phạm xung sát… đều phát tác rất nhanh, có trường hợp phạm nặng, phát tác ngày trong vòng 3 ngày sau khi đặt mộ, chậm nhất sau 3 năm cũng đã phát tác.

- Kỵ nhất là huyệt là nơi đất đá, có chứa nhiều rác rưởi, hoặc có nguồn nước thải bị ô nhiễm. Đào lên ở đáy huyệt phải có mạch nước ngầm chảy dưới huyệt. Màu sắc của nước trong xanh, mùi thơm, tránh nước bị ô nhiễm hoặc nước có mùi hôi. Những huyệt ở đồng bằng, ruộng thì kỵ không có nước ở dưới huyệt.

Nếu muốn đổi vận phát tài phát phúc cho gia đình, phải chọn được ngôi đất mới thích hợp, chú ý nhận biết nơi khởi đầu và kết thúc, dừng tụ của sơn mạch, thủy lưu điểm trúng kết huyệt, tìm kiếm phát hiện hình mạo hướng bối của long hổ triều ứng, để định huyệt vị tọa hướng, lại phải biết tuổi người chết có hợp để phù hộ lưu phúc cho con cháu hay không./.

Pinterest