SẬP THỜ

SẬP THỜ

Thưởng Nguyễn
16/07/2018

SẬP THỜ

Sập thờ là một loại bàn thờ, so với án gian và bàn thờ ô xa, nó có chiều cao thấp nhất trong ba loại, bốn chân trụ thường to và chắc, thông thường người ta sẽ trạm khắc linh vật xung quanh bốn chân này như biểu trưng cho sự quyền uy, dũng mạnh và mang ý nghĩa tâm linh rất lớn.

Nhìn lại lịch sử, chiếc sập thờ được coi là có niên đại sớm nhất là giữa thế kỷ XVII tìm thấy ở đình Phú Thượng thuộc quận Tây Hồ (Hà Nội). Sập có kích thước lớn hơn chiếc giường đôi bình thường chút ít, có độ cao khoảng 40 cm, bố cục đơn giản, mặt lát ván sơn then, xung quanh cũng là ván bưng kín. Đáng quan tâm ở sập thờ này là những hình trang trí nổi với những rồng, phượng, đặc biệt là hệ thống đao mác được chạm một cách hết sức mạnh mẽ, dứt khoát và như một chuẩn mực của nghệ thuật đương thời.

Ngày nay, sập thờ có kiểu thiết kế tương đối mềm mại, có thể sơn son thiếp vàng nhằm làm nổi bật màu sắc và họa tiết. Chân sập được các nghệ nhân đóng cách điệu giống các con vật, loài cây biểu chưng cho sức mạnh, an lành, hạnh phúc, phú quý như Long, Ly, Quy, Phượng, Tùng, Trúc, Cúc, Mai, Sen ... Mặt sập có thể được ghép bằng 3 tấm gỗ (Sập 3 lá), 2 tấm gỗ (sập 2 lá), thậm chí,một số loại gỗ có đường kính lớn có thể làm mặt sập 1 lá.

Sập thờ có nhiều mẫu khác nhau, phổ biến như: Mẫu thường, mẫu nhị cấp (hai tầng), tam cấp (ba tầng),…Sập thờ thường được chạm các họa tiết hoa văn kỳ công tinh tế, phổ biến như chạm Tứ linh, Mai điểu, Ngũ Phúc, lưỡng Long tranh châu, lưỡng Long chầu Hổ phù,…Chất liệu sơn thường được sơn son thếp bạc phủ hoàng kim hoặc thếp vàng, hoặc sơn Pu, hoặc kèm điểm vàng, hoặc sơn Vecni…

Sập thờ thường đi kèm với một bàn thờ nhỏ (bàn cúng cơm). Sập thờ cũng được sử dụng trong nhiều không gian thờ cúng khác nhau như: Tư gia, nhà thờ họ, từ đường, đình, chùa…, nhưng không gian phải rộng.

MỘT SỐ MẪU SẬP THỜ TẠI ĐỒ THỜ HẢI MẠNH

 

 

Pinterest